Thực trạng sinh viên mới ra trường mà không có việc làm là một vấn đề nan giải trong thời đại 4.0 hiện nay
Việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp đang trở thành một vấn đề đáng quan ngại đối với nhiều sinh viên mới ra trường thời điểm hiện nay. Ở bài viết này. Uni Store sẽ đưa chúng ta đi vào phân tích tình hình hiện tại của thị trường việc làm đối với sinh viên mới ra trường. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cùng với đó là những giải pháp và lời khuyên để giúp sinh viên nắm bắt cơ hội việc làm một cách hiệu quả nhất.
Tình Hình Việc Làm Cho Sinh Viên Mới Ra Trường
Vấn Đề: Tỷ lệ thất nghiệp cao
Do sự tuyển sinh ồ ạt, ít chọn lọc của mộ số trường Cao đẳng, Đại học. Dẫn đến việc gia tăng lượng sinh viên của một chuyên ngành là quá đông. Nên dẫn đến việc tốt nghiệp từ các trường đại học và cao đẳng mỗi năm ngày càng nhiều dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động. Và tỷ lệ thất nghiệp cho nhóm này đang tăng cao. Đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và một số vấn đề khác nữa.
Nguyên Nhân Dẫn Đến Tình Trạng Sinh Viên Mới Ra Trường Không Có Việc Làm
Trong một xã hội có nền kinh tế phát triển như hiện nay. Ở Việt Nam hầu hết đa phần các trường Đại học. Cao đẳng chỉ dạy cho sinh viên lí thuyết và còn rất hạn chế về mặt thực hành. Dẫn đến tỉ lệ sinh viên mới ra trường không có việc làm chiếm khoảng 40%. Cao hơn một số quốc gia trong khu vực. Con số này phản ánh lên giữa việc đào tạo và nhu cầu thị trường lao động. Đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho cả sinh viên và các cơ sở đào tạo. Và một số vấn đề đó sẽ được Uni Store cập nhật dưới đây:
Vấn Đề: Đại học hay học đại
Câu nói ” Đại học hay học đại” là một chơi chữ thú vị trong tiếng Việt. Nhằm nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa việc học đại học một cách nghiêm túc (đại học). Và việc học một cách hời hợt, qua loa, học cho có (học đại). Nó có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nhưng thường thì nó phản ánh lên sự băn khoăn về chất lượng. Và mục tiêu của việc học tập của bản thân chúng ta.
Vấn Đề: Học vì sở thích của cha mẹ, không đúng đam mê của mình
Đây là một vấn đề hầu hết đều xảy ra ở mọi gia đình ở Việt Nam. (Ở đây chúng tôi không đánh đồng quan điểm, mà chỉ nêu lên sự thật). Hầu hết các bạn trẻ ở Việt Nam đều mong muốn cho mình có một niềm đam mê thật sự. Các bậc phụ huynh chỉ muốn con mình có một tấm bằng tốt. Một bảng điểm thật đẹp để phục vụ cho sở thích ham muốn của bản thân. Điều ấy cũng đúng thôi vì họ muốn các bạn là niềm tự hào gia đình. Để cho người khác ngước nhìn, noi theo. Nhưng thứ đã chấm hết mọi thứ đó chính là cảm xúc và hạnh phúc. Dẫn đến hiện nay ở một số trường Đại học hay Cao đẳng dẫn đến tình trạng (đăng xuất).
Vấn Đề: Học theo bạn bè
Học theo bạn bè là một tư tưởng lệch lạc. Vì ngay từ đầu bản thân chúng ta đã không có chính chắn với những lựa chọn của bản thân mà phải theo người khác lựa chọn. Cái này cấm tuyệt nha. Làm theo đi thì biết hậu quả sau này.
Vấn Đề: Cái tôi quá cao, tỏ vẻ ta đây
Cái tôi quá cao là một vấn đề rất không được phép xảy ra ở bất kì mọi vị trí nào trong xã hội. Trong công việc. Cái tôi sẽ khiến nhiều người xung quanh khó chịu và sẽ không muốn đồng hành cùng chúng ta.
Vấn Đề: Thiếu kỹ năng thực tiễn
Với việc nhiều sinh viên đi học chỉ để đối phó với gia đình. Thầy cô, nhà trường sau khi ra trường gặp khó khăn trong việc áp dụng những kiến thức học được vào thực tế công việc do thiếu kinh nghiệm thực tế.
Giải Pháp: Tích lũy kinh nghiệm trước khi tốt nghiệp
- Thực tập và dự án nghiên cứu: Tham gia các chương trình thực tập. Và dự án nghiên cứu để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.
- Học hỏi từ người đi trước: Tận dụng mối quan hệ và kinh nghiệm của những người đi trước để rút kinh nghiệm và học hỏi.
- Tự học và nghiên cứu: Liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn thông qua các khóa học trực tuyến và tài liệu chuyên ngành.
- Bỏ đi cái tôi: Phải hạ mình trước mọi thứ, vì núi này cao sẽ có núi khác cao hơn
- Không được học theo bạn bè: Học cái tốt thì được, nhưng phải có chính kiến của bản thân
- Học vì sở thích của cha mẹ, không đúng đam mê của mình: Hãy tâm sự và chia sẻ những tâm tình của bản thân mình với cha mẹ. Vì hổ dữ không bao giờ ăn thịt con
Giải Pháp: Tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp
- Nghiên cứu thị trường lao động: Điều tra và nghiên cứu về các ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng cao.
- Chuẩn bị kỹ năng và kinh nghiệm: Đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.
- Mở rộng mối quan hệ: Xây dựng và phát triển mạng lưới quan hệ trong ngành nghề mục tiêu để có thêm cơ hội việc làm.
Lời Khuyên Và Chiến Lược Tìm Việc
Vấn Đề: Chiến lược tìm việc hiệu quả
Để thành công trong việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Sinh viên cần có một chiến lược rõ ràng và hiệu quả.
Giải Pháp: Chiến lược cá nhân hóa
- Xây dựng CV và thư xin việc chuyên nghiệp: Tạo CV và thư xin việc phù hợp với từng vị trí mục tiêu.
- Tham gia các sự kiện networking: Tham gia các sự kiện networking và giao lưu với các chuyên gia trong ngành nghề.
- Tự đánh giá và phát triển: Đánh giá lại kỹ năng và điều chỉnh chiến lược tìm việc thường xuyên để phù hợp với thị trường lao động thay đổi nhanh chóng.
Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Mềm Trong Việc Tìm Việc
Vấn Đề: Đánh giá lại vai trò của kỹ năng mềm cho sinh viên mới ra trường
Kỹ năng mềm ngày càng trở thành yếu tố quan trọng quyết định thành công trong việc tìm kiếm việc làm.
Giải Pháp: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên mới ra trường
- Giao tiếp hiệu quả: Nâng cao khả năng giao tiếp và thuyết phục trong công việc.
- Làm việc nhóm: Học cách làm việc nhóm hiệu quả và giải quyết xung đột.
- Quản lý thời gian và stress: Phát triển kỹ năng quản lý thời gian và stress để duy trì hiệu suất làm việc.
- Tự quản lý và tự động hóa: Học cách tự quản lý và sử dụng công nghệ để tối ưu hóa hiệu quả công việc.
Cơ Hội Nghề Nghiệp Cho Sinh Viên Mới Ra Trường
Vấn Đề: Các cơ hội nghề nghiệp đang có
Mặc dù thị trường việc làm đang thay đổi, vẫn có những cơ hội cho sinh viên mới ra trường.
Giải Pháp: Khai thác các lĩnh vực mới cho sinh viên mới ra trường
- Công nghệ thông tin và kỹ thuật số: Ngành công nghệ thông tin và kỹ thuật số đang có nhu cầu rất cao về nhân lực.
- Y tế và chăm sóc sức khỏe: Lĩnh vực y tế luôn là một trong những ngành nghề ổn định và có nhu cầu.
- Giáo dục và đào tạo: Sự gia tăng nhu cầu về giáo dục và đào tạo cũng tạo ra nhiều cơ hội cho sinh viên mới ra trường.
Kết Luận
Việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng không phải là không thể. Bằng việc chuẩn bị kỹ càng. Nâng cao kỹ năng và áp dụng chiến lược tìm việc phù hợp. Sinh viên có thể tối đa hóa cơ hội và thành công trong sự nghiệp của mình. Hãy cùng nhau chung tay vượt qua thử thách này và đạt được những thành tựu lớn lao trong cuộc sống và công việc.